Review Sách Khởi Nghiệp Tinh Gọn

Khởi Nghiệp Tinh Gọn

Thông tin sách Khởi Nghiệp Tinh Gọn

Tên Tiếng Anh: The Lean Startup

Tác giả: Eric Ries

Review Sách Khởi Nghiệp Tinh Gọn

Khởi Nghiệp Tinh Gọn được nhiều độc giả đánh giá là một quyển sách hay về khởi nghiệp. Ý tưởng chính cuốn sách đưa là việc sử dụng các quy tắc sản xuất tinh gọn (loại bỏ phí tổn) vào khởi nghiệp. Đây là một quyển sách đáng đọc cho những ai có ý định tạo nên thứ gì đó mới cho riêng mình.

Trong Khởi Nghiệp Tinh Gọn, Eric Ries nhấn mạnh rằng các nguyên tắc sản xuất tinh gọn vẫn có thể được ứng dụng vào việc ra quyết định trong những tình huống bất định. Do các công ty khởi nghiệp thường làm việc trong môi trường hay thay đổi, Eric đã đề xuất các kĩ thuật nhằm công thức hóa các giả thuyết một cách có hệ thống, xây dựng một công cụ thử nghiệm các giả thuyết này (MVP) và sau đó thu thập phản hồi từ người dùng để khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết; sau đó lại tiến đến xử lí các thử thách tiếp theo.

Nói ngắn gọn, ý tưởng chính mà cuốn sách muốn đề cập là tất cả những công việc khiến nhóm khởi nghiệp không thể kiểm chứng giả thuyết đó là đúng hay sai thì đó là công việc phí thời gian. Như vậy, Khởi Nghiệp Tinh Gọn nghĩa là: để có phản hồi khách hàng, ta phải đi gặp và phỏng vấn họ, chứ không chỉ ngồi nhà tự xây dựng sản phẩm ngon lành nhất, rồi sau đó vỡ mộng khi đem ra thị trường.

Lặp đi lặp lại quá trình này một cách nhanh chóng, các công ty khởi nghiệp sẽ tìm ra được các phương pháp hoàn thiện sản phẩm sáng tạo hơn. Bằng cách cho dùng thử sản phẩm, ta sẽ biết người dùng ưa thích sản phẩm của mình đến đâu.

Một trong những ý tưởng đánh giá sự sáng tạo đổi mới khá thú vị và quan trọng của Eric là, sau khi cho dùng thử sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP), nhóm khởi nghiệp sẽ quyết định tiếp tục điều chỉnh, hay thay đổi sản phẩm. Quyết định này phải dựa trên dữ liệu định lượng thực sự cũng như các hiểu biết định tính về khách hàng.

Tuy vậy, mặt trái của ý tưởng này chính là ở phần định lượng. Để có thông tin định lượng, ta cần có một lượng khách hàng nhất định dùng thử sản phẩm. Nói cách khác, công ty khởi nghiệp dạng này phải nằm ở những ngành có thể sản xuất “hàng loạt”, ví dụ như phát triển ứng dụng di động chẳng hạn (các công ty sản xuất sản phẩm giá trị lớn hơi khó áp dụng phương pháp này). Hơn nữa, theo quan điểm của Kolme, các công ty khởi nghiệp làm việc trong cách ngành B2B khó mà áp dụng công thức khởi nghiệp tinh gọn định lượng. Bởi số lượng khách hàng khá thấp, nên các công ty B2B chỉ sử dụng dữ liệu định tính cho khoảng 4 đến 5 khách, thay vì 100 đến 300 khách như đề xuất.

Nhưng dù gì đi nữa, tư tưởng quan trọng nhất vẫn phải là đi kiểm nghiệm các giả thuyết bằng cách đi ra thị trường thật sự chứ không chỉ ngồi nhà. Đừng đọc sách nữa, hãy ra chiến trường đi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline