Các cụ dạy cấm có sai: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói đã đủ cho thấy lợi ích của người giỏi kỹ năng giao tiếp. Vậy làm thế nào để làm chủ kỹ năng này? Hãy cùng Tủ Sách CEO khám phá công thức 3:6:5. Công thức đã giúp hàng triệu người thành thạo kỹ năng giao tiếp.
Mục lục
Công Thức 3:6:5 Giúp Bạn Làm Chủ Kỹ Năng Giao Tiếp
Đôi khi chỉ cùng một câu nói, cùng một nội dung nhưng nếu biết cách ăn nói. Bạn hoàn toàn có khả năng nhận được sự hồi đáp tích cực hơn gấp 2-3 lần từ phía đối phương. Bí quyết chính là nằm ở cách giao tiếp. Công thức 3:6:5 dưới đây sẽ giúp bạn làm điều này!
3 Bước Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản
Bước 1: Suy nghĩ trước khi nói
Những lời nói bộc phát, không suy nghĩ trước thường sẽ phản tác dụng. Thậm chí đôi khi còn gây hiểu lầm cho người nghe. Có thể bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ thật kĩ. Nhưng chí ít, cũng đừng nói những câu đại loại như “Đây là một đề nghị vô cùng quan trọng!”
Bước 2: Đoán tâm lý đối phương
Thay vì tập trung vào đề nghị của bản thân. Hãy tập trung dự đoán tâm lý đối phương. Dựa theo biểu hiện hàng ngày, bao gồm các nhân tố như tính cách, tâm trạng… Cố gắng phỏng đoán xem đối phương sẽ có suy nghĩ ra sao đối với đề nghị của mình.
Bước 3: Xem xét dùng từ phù hợp với lợi ích của đối phương
Khi đưa ra đề nghị nào đó hãy đặt lợi ích của đối phương lên ngang hàng với lợi ích của bản thân. Dựa vào tâm lý của đối phương để lựa chọn từ ngữ thích hợp.
Ví dụ:
Khách hàng đến cửa hàng mua áo, nhưng chỉ còn lại một chiếc, bạn mong khách hàng sẽ lấy nốt chiếc đó.
Bước 1: Suy nghĩ trước khi nói: Đừng nói toẹt ra là: xin lỗi, mẫu áo này chỉ còn một chiếc.
Bước 2: Đoán tâm lý đối phương: khách hàng có lẽ muốn mua, nhưng chắc sợ có nhiều người mặc qua rồi. Tuy nhiên nếu đang là mốt thì chắc vẫn muốn mua.
Bước 3: Dùng từ phù hợp: Bạn có thể nói: Chiếc áo này năm nay đang là mẫu hot, đây là chiếc cuối cùng của cửa hàng rồi ạ.
6 Bước Đột Phá
1. Nói khéo, nói cách khác là hãy biết nịnh
Kỹ năng giao tiếp tốt rất cần sự khéo léo tốt. Nó giúp bạn có được thiện cảm từ và sự vui vẻ từ đối phương.
Ví dụ:
Thay vì nói: Xin lỗi, mẫu này chỉ còn một chiếc này
Hãy nói: Mẫu này năm nay đang rất hot, chỉ còn lại duy nhất một chiếc.
2. Tự do lựa chọn
Đưa ra cả 2 lựa chọn thích hợp thay vì lựa chọn hoặc cái này hoặc cái kia. Điều này sẽ đem lại cho họ cảm giác “tự do”. Hơn nữa, dù cho họ có lựa chọn cái nào đi chăng nữa thì bạn vẫn đạt được mục đích của mình.
Ví dụ:
Thay vì nói: bạn có muốn gọi loại ngọt một chút không?
Hãy nói: Vị ngọt có loại A và loại B, bạn muốn chọn loại nào?
3. Cảm giác được công nhận
Tâm lý học gọi cái này là “tôn trọng nhu cầu”. Nghĩa là một người có thể tạo ra thành quả tương ứng với kì vọng, mong đợi của người khác. Người khác nói bạn có ưu thế trong chuyện này hơn. Hay có thể giao cho bạn xử lý. Bạn sẽ rất vui vẻ mà đón nhận dù cho chuyện đó bạn thực ra cũng chẳng giỏi lắm.
Thay vì nói: Cậu lau cửa sổ đi, tớ bận lắm
Hãy nói: Cậu cao hơn tớ, nên cậu lau cửa sổ nhé, làm ơn!
4. Nhất định phải là bạn
Khi nghe người khác nói những câu đại loại như “chỉ có cậu mới có thể…”, đối phương sẽ cảm giác thành tựu, tự hào và rất dễ bị thuyết phục.
Ví dụ:
Thay vì nói: Chúng tôi sẽ thay thế miễn phí cho ngài.
Hãy nói: Chúng tôi chỉ thay thế miễn phí người luôn ủng hộ công ty của chúng tôi như ngài XXX đây.
5. Đoàn đội hóa
Thông thường thì chúng ta sẽ thích làm việc với người khác hơn là làm hoặc là đi đâu đó một mình. Do đó, dù có phiền phức đến mấy, đối phương cũng sẽ không nỡ từ chối bạn.
Ví dụ:
Thay vì nói: Cậu chăm chỉ vận động nhiều hơn chút đi
Hãy nói: Tôi muốn đi chạy bộ vào buổi tối, nhưng lại sợ đi một mình, cậu đi cùng tôi được không?
6. Thể hiện sự cảm kích
Khi một người nhận được lời khen hay ý tốt từ người khác, họ sẽ có tâm lý biết ơn đối phương.
Ví dụ:
Thay vì nói: Chuyển cái bàn này sang chỗ kia hộ tớ với.
Hãy nói: Chuyển cái bàn này ra chỗ kia hộ tớ với, cám ơn nhé!
5 Mánh Khóe
1. Tạo sự tò mò
Mọi người ai ai cũng có tâm lý tò mò. Cùng một nội dung nhưng cái nào khiến họ kinh ngạc hơn sẽ để lại được ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
Thay vì nói: Chỉ nửa tiếng học là có thể biết đi xe đạp
Hãy nói: Ồ, chỉ nửa tiếng thôi là đã có thể biết đi xe đạp rồi ư!
2. Dùng từ trái nghĩa
Đặt nội dung mình muốn truyền tải cạnh một từ trái nghĩa, như vậy sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn.
Ví dụ:
Cà phê này của chúng tôi hương vị rất đậm đà và sảng khoái gấp đôi.
Phàm là đậm đà, ai lại nghĩ nó sảng khoái?
3. Dùng từ ngữ văn vẻ một chút
Chúng ta thường hay nói là nói chuyện “sến súa”. Nhưng đôi khi nó lại đem lại một tác dụng rất tốt.
Ví dụ:
Giấc mơ không phải nghĩ ra mà được, nó là tiếng nói, là ước muốn nội tâm của chúng ta.
4. Phương pháp lặp lại
Vô cùng đơn giản, lại khiến người khác ghi nhớ lâu.
Ví dụ:
Đó là một nhân viên cực kỳ, cực kỳ thông minh, hoạt bát.
5. Dùng con số
Trong lời nói cho thêm con số vào sẽ khiến lời nói có tính thuyết phục hơn. Và cũng có thể lôi kéo được sự chú ý của người khác. Con số gây tò mò nên là số lẻ.
Ví dụ:
Tốc độ làm việc của cậu ấy nhanh gấp 3 lần nhân viên khác.
Thiên tài là sự tổng hòa của 1% linh cảm và 99% nỗ lực.
Trên đây chính là nội dung công thức 3:6:5 mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Vận dụng nó ngay để làm chủ kỹ năng giao tiếp. Nó sẽ giúp ích cho các bạn không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn cả trên con đường sự nghiệp của bạn.